8 mô hình Price Action xác suất thắng cao dự báo con sóng dài của thị trường

8 mô hình Price Action xác suất thắng cao dự báo con sóng dài của thị trường

Điểm quan trọng của mô hình này không phải là mô hình nến nhấn chìm tăng ( bullish engulfing), mà là vị trí của nó. Tốt nhất mô hình này phải xuất hiện tại vùng hỗ trợ mạnh hoặc thấp hơn vùng hỗ trợ 1 chút. Đây là 1 trong các mô hình mạnh mẽ khởi đầu con sóng dài mạnh nhất trên thị trường.

1. Nến Nhấn Chìm Tăng Tại Hỗ Trợ

Điểm quan trọng của mô hình này không phải là mô hình nến nhấn chìm tăng (bullish engulfing), mà là vị trí của nó. Tốt nhất, mô hình này phải xuất hiện tại vùng hỗ trợ mạnh hoặc thấp hơn vùng hỗ trợ một chút. Đây là một trong các mô hình mạnh mẽ khởi đầu con sóng dài mạnh nhất trên thị trường forex.

Ví dụ:

Vùng hỗ trợ mạnh được tạo ra từ đáy quan trọng trước đó, ta thấy giá xuyên thủng vùng này nhưng lại bật ngược lên trên và hình thành một nến nhấn chìm tăng. Đây vừa có sức mạnh của nến nhấn chìm, vừa có độ bật của một phá vỡ giả (false break), nên tạo ra sóng tăng rất lớn.

2. Nến Nhấn Chìm Giảm Tại Kháng Cự

Tương tự với nến nhấn chìm tăng tại hỗ trợ, ta có mô hình ngược lại là nến nhấn chìm giảm tại kháng cự, thường là khởi đầu của sóng giảm mạnh.

Nến nhấn chìm là cụm hai nến trong đó nến sau có giá đóng và giá mở bao bọc toàn bộ thân nến đứng trước, và phải khác màu nhau. Mô hình này cho thấy sự đảo chiều mạnh mẽ của thị trường khiến cho nến đằng sau “nhấn chìm” toàn bộ thân nến đằng trước.

Mô hình nến nhấn chìm giảm tại kháng cự có thể nằm chính xác tại kháng cự hoặc dịch lên trên một chút.

Ví dụ:

Ta thấy hai cụm bearish engulfing tại vùng kháng cự khởi đầu một con xu hướng giảm dài.

3. Inside Bar Trong Xu Hướng

Đây là một mô hình tiếp diễn xu hướng rất mạnh mẽ, và là mô hình ưa thích của nhiều price action trader chuyên nghiệp bởi vì hai lý do: xác suất thắng cực cao và khả năng đem lại lợi nhuận lớn chỉ với khoảng dừng lỗ chặt.

Inside bar là cụm hai nến trong đó nến số hai được bao bọc toàn bộ bởi nến trước đó, do đó gọi là inside bar, và nến đằng trước gọi là nến mẹ (mother bar). Ta vào lệnh ngay tại giá đóng nến hai, dừng lỗ dưới đáy nến một. Khoảng dừng lỗ rất chặt và đem lại tiềm năng lợi nhuận cực cao.

Ví dụ:

Điều kiện bối cảnh thị trường của inside bar là phải có xu hướng mạnh đang tồn tại. Trong ví dụ này, lợi nhuận kiếm được gấp 12 lần rủi ro, rất ấn tượng.

4. Pin Bar Tại Vùng Cung Cầu

Pin bar là nến đơn có đuôi dài, thân nến nhỏ và nằm hẳn về một phía của nến. Mô hình này cần nằm ngay tại vùng cung cầu mạnh để đạt hiệu quả cao trong giao dịch forex.

Ví dụ:

5. Mô Hình Từ Chối Ngẫu Nhiên Tại Kháng Cự

Mô hình từ chối ngẫu nhiên tại kháng cự là một trong những mô hình Price Action mạnh mẽ trong giao dịch forex. Lý do nó được gọi là “ngẫu nhiên” là vì nó có thể xuất hiện tại bất kỳ thời điểm nào, chỉ cần tại thời điểm đó có nhiều yếu tố hợp lưu. Mô hình này trên khung thời gian càng lớn thì độ tin cậy càng cao, xác suất thắng càng lớn, khuyến nghị giao dịch mô hình này trên khung D1.

Ví dụ:

Dấu hiệu của mô hình này là một vùng kháng cự bị phá vỡ chuyển thành hỗ trợ, và giá ngay sau khi phá vỡ thì hình thành một pin bar chạm lại đúng vùng kháng cự đó. Trường hợp ngược lại là hỗ trợ bị phá vỡ chuyển thành kháng cự cũng tương tự. Entry buy stop phía trên đỉnh pin bar, dừng lỗ dưới đáy, chốt lời ít nhất 3-4R lợi nhuận.

6. Mô Hình Nến Tại Vùng Cầu Không Quá Mạnh

Mô hình nến tại vùng cầu không quá mạnh yêu cầu hai yếu tố: một vùng cầu (hỗ trợ) không quá mạnh và một hoặc nhiều mô hình nến xuất hiện tại vùng cầu đó.

Ví dụ:

Mô hình này tương tự mô hình nhấn chìm giảm tại kháng cự (hoặc nhấn chìm tăng tại hỗ trợ), điểm khác biệt là vùng cầu ở đây phải là một vùng không quá mạnh, hay còn gọi là thứ cấp (minor). Vùng cầu này là nơi mà giá tạm nghỉ trước khi tiếp diễn xu hướng của nó.

Khi giao dịch forex, nên tránh sử dụng các đường xu hướng chéo hoặc kênh giá, bởi chúng có tính chủ quan rất cao (mỗi trader vẽ một kiểu). Hãy tập trung vào các vùng cung cầu và các mô hình nến tại đó.

7. Mô Hình Lý Thuyết vs Thực Tế 1

Đây là các mô hình mà giá không di chuyển đúng theo kỳ vọng trong lý thuyết.

Ví dụ:

Vấn đề của các mô hình giá là chúng quá dễ bị phát hiện trên biểu đồ. Đó là lý do có rất nhiều trader sẽ giao dịch theo các mô hình đó, trở thành những con mồi tiềm năng để cá mập bẫy giá. Chúng ta sẽ giao dịch ngược lại với các mô hình đó để kiếm lợi nhuận từ các con mồi bị bẫy giá này.

Rất nhiều trader kỳ vọng giá sẽ tăng sau mô hình lá cờ này. Tuy nhiên, giá đã không tăng mà lại đảo chiều giảm. Giao dịch bằng cách entry sell khi giá retest lại vùng kháng cự là đỉnh trước đó.

8. Mô Hình Lý Thuyết vs Thực Tế 2

Tâm lý của một trader tại ba vị trí trên biểu đồ:

  1. Giá vẫn còn nằm giữa range, tôi phải buy trước khi quá trễ.
  2. Phải mua nhanh thôi nó chuẩn bị phá vỡ rồi.
  3. Đã breakout, mua gấp.

Sell tại vị trí số 3 để bẫy các trader có tâm lý như trên.

Kết Luận

Nắm vững các mô hình Price Action là một phần quan trọng trong việc phát triển chiến lược giao dịch forex hiệu quả. Các mô hình như nến nhấn chìm, inside bar và pin bar không chỉ giúp nhận biết xu hướng mà còn tăng cơ hội thành công khi giao dịch. Việc hiểu và áp dụng đúng các mô hình này sẽ giúp trader tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trên thị trường forex đầy biến động.
Ngoài ra bạn có thể xem thêm các bài viết khác về Price Action tại học viện forexcách giao dịch theo mô hình nến hiệu quả

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *